1 lít bằng bao nhiêu m3

Thông tin này được ông Yasser M.Mufti, Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Aramco nêu khi gặp Thủ tướng vaoroi

【vaoroi】'Ông lớn' dầu khí Arab Saudi muốn làm nhà máy lọc dầu tại Việt Nam

Thông tin này được ông Yasser M.Mufti,ÔnglớndầukhíArabSaudimuốnlàmnhàmáylọcdầutạiViệvaoroi Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Aramco nêu khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, chiều 19/10.

Ông Yasser M.Mufti cho biết hiện Aramco hoạt động tích cực tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng chưa có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn đang là đối tác cung cấp dầu thô cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Do đó, Phó chủ tịch Tập đoàn Aramco chia sẻ muốn có cơ hội đầu tư, làm nhà máy lọc dầu tại đây.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yasser M.Mufti, Phó chủ tịch Tập đoàn Aramco, ngày 19/10. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yasser M.Mufti, Phó chủ tịch Tập đoàn Aramco, ngày 19/10. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Việt Nam đang đa dạng hóa thị trường, nhất là lĩnh vực hóa dầu. Do đó, Thủ tướng mong muốn Aramco sẽ đầu tư vào các nhà máy lọc hóa dầu, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực lĩnh vực này.

Để thực hiện kế hoạch đầu tư trên, Phó chủ tịch Aramco đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để tập đoàn mở rộng đầu tư, trước hết là cho phép đoàn kỹ thuật của họ vào Việt Nam khảo sát, tìm hiểu thị trường.

Aramco là một trong số tập đoàn dầu khí lớn nhất Arab Saudi. Năm ngoái tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận kỷ lục hơn 161 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2021 nhờ giá năng lượng tăng. Tập đoàn đang triển khai kế hoạch tăng sản lượng sản xuất lên 13 triệu thùng dầu một ngày đến 2027, và phát triển các lĩnh vực công nghệ mới ít phát thải carbon.

Trước đó, gặp Bộ trưởng Kinh tế và kế hoạch Faisal Al-Ibrahi, Thủ tướng cũng muốn tăng hợp tác với Arab Saudi trong lĩnh vực năng lượng, tài chính ngân hàng.

Lãnh đạo Chính phủ ấn tượng với thành tựu đa dạng hóa và phát triển các ngành kinh tế phi dầu mỏ, đổi mới sáng tạo, ưu tiên phát triển xanh trong mục tiêu Chiến lược tầm nhìn 2030 của Arab Saudi.

Ông đề nghị hai nền kinh tế tăng kết nối, xúc tiến thương mại, đầu tư, trong đó ưu tiên các lĩnh vực như năng lượng, tài chính ngân hàng, cũng như hợp tác các lĩnh vực mới như sản xuất, chế biến sản phẩm Halal, chuyển đổi số. Ông cũng muốn Arab Saudi sớm giải quyết vướng mắc trong xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Việt Nam sang nước này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế và kế hoạch Faisal Al-Ibrahi, tại Riyadh, ngày 19/10. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế và kế hoạch Faisal Al-Ibrahi, tại Riyadh, ngày 19/10. Ảnh: Dương Giang

Arab Saudi hiện là một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Đông, với lợi thế trữ lượng dầu mỏ, vàng lớn. Ước tính GDP bình quân đầu người của nước này năm 2022 trên 27.500 USD.

Tại buổi gặp, Bộ trưởng Faisal Al-Ibrahi nói sẽ phối hợp với Bộ Công nghiệp và Mỏ, Chủ tịch phân ban phía Arab Saudi trong cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ giữa hai nước, để đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Hai lãnh đạo nhất trí nghiên cứu lập các tổ công tác chung về kinh tế và sớm tổ chức kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 5, để xúc tiến đầu tư, thúc đẩy hợp tác song phương.

Gặp Thủ tướng cùng ngày, Bộ trưởng Nguồn nhân lực và Phát triển xã hội Ahmed AlRajhi, đánh giá cao chất lượng lao động người Việt. Hiện, có khoảng 5.000 người Việt đang làm việc tại Arab Saudi.

Ông chia sẻ nước này có kế hoạch nhận thêm 10 triệu lao động nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng, y tế, du lịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Nguồn nhân lực và Phát triển xã hội Ahmed AlRajhi, tại Riyadh, ngày 19/10. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Nguồn nhân lực và Phát triển xã hội Ahmed AlRajhi, tại Riyadh, ngày 19/10. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng lao động là lĩnh vực quan trọng, không thể thiếu trong hợp tác song phương, nhất là khi Arab Saudi đang triển khai nhiều dự án đô thị, cơ sở hạ tầng lớn.

Vì thế, ngoài tăng kết nối thị trường, Thủ tướng đề nghị hai nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác lao động, nhằm hỗ trợ nhau bổ sung nguồn nhân lực chất lượng.

Đồng tình, Bộ trưởng Nguồn nhân lực và Phát triển xã hộicũng muốn Việt Nam - Arab Saudi phối hợp giải quyết khó khăn về pháp lý, đào tạo và cơ chế tuyển dụng để đưa thêm nhiều lao động Việt sang nước này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang thăm Arab Saudi và dự Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC lần thứ nhất, theo lời mời của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud, từ 18-20/10. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước ASEAN và GCC gặp nhau sau 33 năm thiết lập quan hệ. Các lãnh đạo dự kiến thông qua Tuyên bố chung sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao.

Arab Saudi là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Năm ngoái, thương mại giữa hai nước đạt hơn 2,7 tỷ USD. Bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2022.

Việt Nam xuất sang Arab Saudi các mặt hàng may mặc, gỗ, gạo, hạt điều, điện thoại các loại và linh kiện, và nhập chủ yếu hóa chất, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo từ nước này. Nhiều tập đoàn của Arab Saudi đang đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam, như Tập đoàn Zamil Steel, Tập đoàn Sabic. Ngoài ra, Quỹ Phát triển Arab Saudi cấp 181 triệu USD cho 13 dự án vay ưu đãi ở Việt Nam.

Hoài Thu

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap